VÀI NÉT VỀ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM MẦM NON DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TRƯỜNG MẦM NON SỐ 2 XÃ MƯỜNG PỒN

Thứ tư - 23/02/2022 12:00

VÀI NÉT VỀ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM MẦM NON DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TRƯỜNG MẦM NON SỐ 2 XÃ MƯỜNG PỒN

VÀI NÉT VỀ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM MẦM NON DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TRƯỜNG MẦM NON SỐ 2 XÃ MƯỜNG PỒN

Là địa bàn có đông đồng bào Thái, H’Mông, K’Mú sinh sống, vì vậy việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng được nhà trường quan tâm thực hiện, đồng thời nhằm thực hiện Kế hoạch số 551/KH-UBND ngày 13/4/2021 của UBND huyện Điện Biên về Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025”, cũng như Kế hoạch số 763/SGDĐT-GDTH ngày 13/4/2021 của Sử GD&ĐT về Kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số năm 2021. Suốt quá trình thực hiện, trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo, tổ chức đoàn thể cùng với sự đoàn kết thống nhất của tập thể hội đồng sư phạm nhà trường.

                                      Tổ chức các hoạt động vui chơi và khuyến khích trẻ giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt trong quá trình trẻ chơi.
 

Cô Đỗ Thị Phương Thúy - Hiệu trưởng Trường Mầm non số 2 xã Mường Pồn chia sẻ: “Như chúng ta đã biết, trẻ DTTS chủ yếu sử dụng tiếng mẹ đẻ là chính, dạy trẻ học nói tiếng Việt rất quan trọng, nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt cho trẻ, đảm bảo cho các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt, tạo tiền đề cho việc học tập, lĩnh hội kiến thức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS, đặc biệt là trẻ ở vùng có đông đồng bào DTTS như xã Mường Pồn”.

Xác định mục tiêu tăng cường tiếng Việt phù hợp với từng độ tuổi và lựa chọn nội dung tăng cường tiếng Việt phù hợp với nhận thức, nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế tại lớp, bên cạnh việc trang bị tài liệu tăng cường tiếng Việt của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho trẻ, giáo viên các nhóm, lớp tự làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ sử dụng và dùng các từ ngữ gần gũi với cuộc sống đời thường để trẻ được khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ dễ nhớ và hứng thú trong học tập. Đồng thời còn tăng cường tiếng Việt cho trẻ vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trong ngày, tổ chức các trò chơi ngôn ngữ, các hoạt động giáo dục có sự giao lưu, giao tiếp bằng tiếng Việt giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô và những người xung quanh, cũng như thường xuyên bổ sung, thay thế đồ dùng, đồ chơi để đảm bảo an toàn, đủ tiêu chuẩn trong phục vụ giảng dạy, các hoạt động vui chơi cho trẻ.

Thời gian qua, Trường Mầm non số 2 xã Mường Pồn đã triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện tốt chuyên đề, 100% cán bộ quản lý, giáo viên tham gia đầy đủ các đợt tập huấn chuyên đề tăng cường tiếng Việt cho trẻ, do Phòng GD-ĐT huyện và Sở GD-ĐT tổ chức. Trường đã triển khai cho giáo viên xây dựng môi trường trong và ngoài lớp phong phú về hình ảnh có gắn chú thích bằng tiếng Việt; kết hợp chữ viết ở trên các bảng biểu, góc học tập, đồ dùng, đồ chơi, ghi tên các cây hoa, cây xanh quanh khuôn viên nhà trường… nhờ đó giúp trẻ được làm quen với chữ viết ở mọi lúc, mọi nơi, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ luyện nói, luyện nghe, thực hành hỏi - đáp tiếng Việt. Đồng thời, giáo viên luôn nâng cao phương pháp, kỹ năng tăng cường tiếng Việt, tổ chức các hoạt động phù hợp với nhóm, lớp và thường xuyên trao đổi, trò chuyện với trẻ bằng tiếng Việt để trẻ tự tin giao tiếp bằng tiếng Việt trong học tập, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ.

                                                                                  Tạo môi trường chữ viết ngoài lớp học.
                                                                              Tạo môi trường chữ viết trong lớp học.
                                        Các hoạt động giáo dục có sự giao lưu, giao tiếp bằng tiếng Việt giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô.

Đặc biệt, đối với trẻ 5, 6 tuổi thì việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ được nhà trường xem đây là nhiệm vụ quan trọng, giúp trẻ DTTS mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp bằng tiếng Việt, vốn từ cũng ngày càng phong phú hơn, tạo đà giúp các em tiếp cận với chương trình học lớp 1 nhanh chóng, hiệu quả hơn. Cụ thể, 100% trẻ DTTS đang học ở trường đều được tăng cường tiếng Việt; đa số trẻ nói thành thạo tiếng Việt, trẻ có kỹ năng nghe, nói và nhận biết được 29 chữ cái và 10 chữ số.

Với việc triển khai thực hiện tốt chuyên đề tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS đã và đang góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ năm học; tạo tiền đề cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 lĩnh hội các tri thức mới ở bậc tiểu học và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS.

Nguồn tin: Trường Mầm non số 2 xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn
Bữa sáng:

- Sữa Cô gái Hà Lan
- Phở bò

Bữa trưa:

- Cơm
- Canh bí đỏ hầm xương
- Bò nấu đậu
- Dưa hấu

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Miến gà

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây